TỔNG QUAN VỀ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Nhận diện thương hiệu là yếu tố cốt lõi để mở rộng lượt tiếp cận trực tuyến và cải thiện chiến lược tiếp thị. Hãy cùng SSBM khám phá tầm quan trọng và cách vận dụng nhận diện thương hiệu vào doanh nghiệp nhé!
Nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện thương hiệu là mức độ quen thuộc của người tiêu dùng với một công ty dựa trên chiến lược tiếp thị của công ty đó. Từ việc tạo ra bản sắc thương hiệu độc đáo và phát triển các chiến lược tiếp thị, độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp sẽ tăng lên so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Cả hình ảnh và âm thanh cùng với một số yếu tố khác như logo, khẩu hiệu, bảng phối màu, âm thanh, bài đăng trên mạng xã hội và bao bì sản phẩm cũng ảnh hưởng đến độ nhận diện thương hiệu.
Tại sao nhận diện thương hiệu lại quan trọng?
Nhận diện thương hiệu tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của bạn so với các sản phẩm tương tự trên thị trường cũng như làm tăng giá trị thị phần. Việc tạo ra độ nhận diện thương hiệu mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, vì người tiêu dùng có nhiều khả năng mua sản phẩm từ các thương hiệu mà họ biết. Do đó, việc thúc đẩy nhận diện thương hiệu trên các chiến dịch tiếp thị cũng là một cách để tăng độ trung thành với thương hiệu và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.
Nhận diện thương hiệu và Nhận thức thương hiệu
Cả nhận diện thương hiệu và nhận thức thương hiệu đều liên quan đến độ nhận biết của công chúng về một thương hiệu. Nếu nhận diện thương hiệu mô tả mức độ mà khách hàng xác định một thương hiệu cụ thể dựa trên nội dung quảng cáo thì nhận thức thương hiệu đề cập đến ấn tượng chung của người tiêu dùng về một thương hiệu.
Các doanh nghiệp bắt đầu xây dựng nhận thức thương hiệu nhằm tăng độ hiện diện trên các kênh truyền thông trực tuyến và trực tiếp để tiếp cận đối tượng khách hàng mới. Tuy nhiên, việc xây dựng độ nhận diện thương hiệu liên quan đến việc doanh nghiệp cần tạo ra phong cách và tiếng nói nhất quán trên các nền tảng truyền thông.
Cách tăng độ nhận diện thương hiệu
Hãy xem xét các chiến lược nhận diện thương hiệu sau đây để doanh nghiệp của bạn có thể thu hút khách hàng mới và tạo ra một thương hiệu mạnh trên thị trường:
1. Tạo chiến lược tiếp thị nội dung. Tập trung tiếp thị kỹ thuật số thông qua hình thức kể chuyện (storytelling). Các thương hiệu thành công thường sử dụng hình thức này để thu hút khách hàng và tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu. Chia sẻ câu chuyện đằng sau một sản phẩm hoặc dịch vụ mới sẽ nhân bản hóa doanh nghiệp và dẫn dắt khách hàng vào câu chuyện. Đối với các bài đăng ngắn trên mạng xã hội hay những bài đăng có nội dung dài chẳng hạn như các bài báo trên blog và nội dung trên trang web, hãy thêm các yếu tố tường thuật để nâng cao chiến lược tiếp thị nội dung và làm cho tên thương hiệu của bạn trở nên đáng nhớ.
2. Phát triển tiếng nói thương hiệu theo cách riêng của bạn. Phong cách truyền thông của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhận diện thương hiệu. Các công ty có tiếng nói thương hiệu mạnh mẽ hay sử dụng cách tiếp cận cường điệu hóa và nhất quán trên các kênh truyền thông. Bằng cách tạo tiếng nói thương hiệu phản ánh tính cách và mục đích của công ty, bạn có thể tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp của mình với các đối thủ cạnh tranh và giúp khách hàng nhớ tên công ty của bạn.
3. Khuyến khích các nội dung dễ chia sẻ. Mở rộng phạm vi tiếp cận trực tuyến là một cách để tăng nhận diện thương hiệu của bạn. Cập nhật các mẫu nội dung hiện có để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và phát triển nội dung đang được quan tâm. Càng nhiều khách hàng bắt gặp thương hiệu của bạn, họ sẽ càng nhớ đến công ty của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là nội dung của bạn phải có điểm SEO cao. Tạo nội dung mà người dùng có thể chia sẻ với gia đình và bạn bè để gia tăng tiếp thị truyền miệng, thúc đẩy nhận diện thương hiệu với khách hàng tiềm năng.
4. Ghép nối các cụm từ hấp dẫn với các công cụ trực quan. Các câu nói ngắn hay khẩu hiệu là các kỹ thuật tiếp thị giúp tăng độ nhận diện thương hiệu. Hãy phát triển một cụm từ hấp dẫn bao gồm mục đích chính của thương hiệu và kết hợp khẩu hiệu này với các hình ảnh động. Khẩu hiệu ngắn gọn sẽ mang lại hiệu quả và tăng tính gợi nhớ hơn các cụm từ dài.
5. Thực hiện nghiên cứu nhân khẩu học và thị trường. Để thu hút đối tượng mục tiêu, hãy thu thập các chỉ số tương tác để phân tích xu hướng ngành cùng với vị trí địa lý và độ tuổi. Khi doanh nghiệp nắm rõ đối tượng khách hàng và nội dung họ thích, điều đó sẽ giúp nhóm tiếp thị phát triển quảng cáo kết nối đúng đối tượng và mang lại hiệu quả cao hơn. Sau khi thu thập thông tin cho cơ sở khách hàng của mình, hãy nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và chiến lược tiếp thị nội dung của họ để tạo ra các chiến dịch tiếp thị nổi bật và cải thiện giá trị thương hiệu của bạn.
Lược dịch từ https://www.masterclass.com/articles/brand-recognition – Bởi Tú Trinh
Liên hệ với Văn phòng đại diện SSBM ngay để được tư vấn chương trình Global MBA:
116 – 118 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM
0866 180 168 – 0888 68 1160
#SSBM, #SSBMVietnam, #leadership #MBA #GlobalMBA #học_MBA #Quản_Trị_Kinh_Doanh #QTKD #BusinessManagement