Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng, bạn cần có một lối tư duy phù hợp test
Các tổ chức doanh nghiệp toàn cầu chi ra tầm $356 triệu cho các nỗ lực phát triển khả năng lãnh đạo cho nhân sự của mình. Tuy nhiên, tập đoàn BrandonHall, một công ty chuyên về lĩnh vực nghiên cứu và phân tích tài nguyên nhân sự đã khảo sát 329 tổ chức doanh nghiệp vào năm 2013. Họ đã phát hiện ra rằng 75% công ty khảo sát đã đánh giá rằng các chương trình phát triển năng lực lãnh đạo của họ không đạt hiệu quả cao.
Tại sao các công ty này lại không thu được lợi nhuận cho sự đầu tư phát triển của mình? Nghiên cứu gần đây nhất của chúng tôi cho thấy đa số các nỗ lực phát triển năng lực lãnh đạo đều bỏ qua tư duy của họ. Tư duy là nền móng cho cách họ suy nghĩ, học hỏi và cư xử.
Tư duy của các nhà lãnh đạo là những ống kính tinh thần sẽ quyết định cách họ tiếp nhận thông tin và xử lý những tình huống khó khan mà họ gặp phải. Đơn giản hơn, tư duy thúc đấy các nhà lãnh đạo làm cái gì và tại sao. Nó giải thích tại sao 2 nhà lãnh đạo khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau trong cùng 1 trường hợp chẳng hạn như có bất đồng với cấp dưới.
Một nhà lãnh đạo có thể sẽ coi trường hợp này như 1 nguy cơ cản trở đến quyền hạn của mình. Người còn lại có thể xem đây như là một cơ hội để học hỏi và tiếp tục phát triển. Khi các nỗ lực phát triển năng lực lãnh đạo bỏ qua tư duy, họ sẽ phớt lờ đi những cơ hội để phát triển.
Bạn có thể tự hỏi: nếu tầm quan trọng của những tư duy lớn đến thế, vậy lối nào sẽ phù hợp cho sự phát triển cho lãnh đạo của mình? Trong các công trình gần đây nhất, chúng tôi đã nghiên cứu rộng rãi trên các lĩnh vực khoa học xã hội để hiểu các tư duy khác nhau mà các cá nhân có thể sở hữu. Bằng cách này, chúng tôi đã xác định được 4 nhóm tư duy đặc trưng mà có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận người khác, xử lý thành công những thay đổi trong môi trường , và thực hiện vai trò lãnh đạo của họ hiệu quả hơn.
Tư duy phát triển và cố định. Tư duy phát triển là niềm tin rằng mọi người, bao gồm cả bản thân, có thể thay đổi tài năng, kĩ năng và trí thông minh của họ. Ngược lại, những người có tư duy cố định sẽ không tin vào khả năng thay đổi của mọi người. Nhiều thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy những người có tư duy phát triển sẽ sẵn sang đón nhận và đối mặt với thử thách, tận dụng thông tin phản hồi, áp dụng các chiến lược giải quyết vấn đề hiệu quả nhất, cung cấp phản hồi cho cấp dưới, nỗ lực và kiên trì tìm cách hoàn thành mục tiêu.
Tư duy học tập và hiệu suất. Tư duy học tập nghĩa là liên tục thúc đẩy bản thân để nâng cao năng lực và thành thạo kỹ năng mới. Tư duy hiệu suất sẽ thúc đẩy bản thân để đạt được những đánh giá có lợi (hoặc né tránh những đánh giá có hại) về năng lực bản thân.
Các nhà lãnh đạo với tư duy học tập, khi được so sánh với với những người có tư duy hiệu suất, sẽ là những người có khả năng nâng cao năng lực, tiếp cận với các chiến lược học tập sâu, chủ động tìm phản hồi, và có nỗ lực nhiều hơn. Họ cũng là những người kiên trì, sẵn sang hợp tác và có xu hướng thực hành ở năng suất cao.
Tư duy chủ đích và thực hiện. Các nhà lãnh đạo với tư duy chủ đích sẽ có khả năng tiếp thu cao với mọi loại thông tin như một cách để đảm bảo rằng học có thể nghĩ và hành động một cách tối ưu nhất có thể. Còn những người lãnh đạo với tư duy thực hiện, như tên đã cho thấy, sẽ tập trung hơn vào thực hiện những quyết định.
Như thế sẽ hạn chế những thông tin mới và thông tin khác biệt mà họ có thể thấy. Khi so sánh cả hai, những nhà lãnh đạo với tư duy chủ động thường sẽ có quyết định tốt hơn bời vì họ công bằng, chính xác hơn và ít thiên vị hơn trong quá trình xử lý và đưa ra quyết định.
Tư duy thăng tiến và phòng ngừa. Các nhà lãnh đạo với tư duy thăng tiến sẽ tập trung vào chiến thắng và lợi nhuận. Họ xác định một mục đích rõ ràng, mục tiêu hoặc địa điểm và ưu tiên thực hiện các mục địch này. Các nhà lãnh đạo với tư duy phòng ngừa sẽ tập trung né tránh mất mát và phòng chống vấn đề bằng mọi giá.
Nghiên cứu đã cho thấy những người có tư duy thăng tiến thường sẽ có suy nghĩ tích cực hơn, cởi mở hơn để thay đổi, kiên trì đối mặt với thử thách và thất bại hơn, và có khả năng làm việc năng suất cao với những hành vi sang tạo so với những lãnh đạo với tư duy phòng ngừa.
Một khi bạn đã hiểu rõ hơn về những tư duy này, bạn có thể điều chỉnh các chương trình đào tạo năng lực lãnh đạo để mở khóa khả năng lãnh đạo hiệu quả nhất của bộ phận quản lý của bạn. Một ví dụ tuyệt vời của một tổ chức doanh nghiệp đã tận dụng sức mạnh của tư duy theo cách này là Microsoft. Từ năm 2001 đến 2014, giá trị vốn hóa thị trường và giá trị cố phiếu của Microsoft đa phần đều giữ nguyên.
Nhưng vào năm 2015, khi Satya Nadella lên tiếp quản, anh ấy đã thực hiện sứ mệnh của mình là cải tiến đội ngũ lãnh đạo và văn hóa làm việc tại Microsoft. Trong quyển sách của anh ta “Hit Refresh”, Nadella giải thích rằng tư duy – đặc biết là tư duy phát triển – là trọng tâm chủ yếu của anh ấy khi cải tiến Microsoft. Với sự lãnh đạo của anh ta, giá trị vốn hóa thị trường và giá trị cổ phiếu của công ty tăng hơn gấp ba lần.
Đây chỉ là một ví dụ cho thấy nếu các tổ chức doanh nghiệp muốn đầu tư của họ vào phát triển năng lực lãnh đạo đền đáp đầy đủ hơn, thì họ cần phải ưu tiên phát triển tư duy – cụ thể nhắm vào các tư duy tăng trưởng, học tập, chủ tính và thăng tiến. Khi các nhà lãnh đạo trao dồi với nhau, cách họ suy nghĩ, học tập và hành vi sẽ được cải thiện một cách tự nhiên vì họ đang nhìn nhận và thấu hiểu các tình huống của họ hiệu quả hơn.
Lược dịch bởi Tuấn Hiền từ https://hbr.org/2020/01/to-be-a-great-leader-you-need-the-right-mindset