CÁCH QUẢN LÝ VÀ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG DUY TRÌ NHÂN VIÊN TẠI DOANH NGHIỆP
Do những người chủ không đủ khả năng chi trả các chi phí trong việc chuyển đổi nhân sự, nên đó là lý do tại sao việc duy trì nhân viên tại doanh nghiệp là rất quan trọng.
- Việc mất đi nguồn nhân lực nòng cốt có thể làm thất thoát chi phí nếu các công ty không đối xử phù hợp với nhân viên.
- Để giữ chân những tài năng hàng đầu, ngoài chiến lược cạnh tranh; bạn phải duy trì sự gắn bó, học hỏi và phát triển giữa các nhân viên.
- Bạn nên theo dõi tỷ lệ duy trì nhân viên hàng tháng để có thể phản ứng nhanh với bất kỳ nhân viên đang xuống tinh thần.
- Bài viết này dành cho các chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm các chiến lược để cải thiện khả năng duy trì nhân viên của họ.
Cái giá của việc mất đi nhân lực nòng cốt không hề nhỏ và có thể xảy ra ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Amazon là minh chứng cho điều đó: The Seattle Times đưa tin rằng trong vài tháng đầu tiên của đại dịch COVID-19, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc trong số các nhân viên tuyến đầu tăng gấp đôi so với mức trung bình trong ngành. Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến những gã khổng lồ ngành thương mại điện tử, nhưng việc mất đi nhiều nhân viên có thể tác động đến nguồn tài chính của các doanh nghiệp nhỏ. Trên thực tế, theo nghiên cứu của Gallup năm 2019, việc thay thế một cá nhân trong doanh nghiệp có thể tốn từ một nửa đến hai lần mức lương hàng năm của nhân viên.
Để duy trì nhân viên, ngoài đưa ra mức lương cạnh tranh và phúc lợi hấp dẫn; các doanh nghiệp cũng phải giữ sự hạnh phúc và gắn bó trong từng nhân viên. Điều đó sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp và ngân sách.
Duy trì nhân viên là gì?
Duy trì nhân viên là quá trình thuyết phục nhân viên ở lại cùng công ty của bạn. Các công ty nỗ lực rất nhiều để tuyển dụng nhân tài. Một khi nhân viên được tuyển dụng, các chủ doanh nghiệp cần đảm bảo những nhân viên sẽ đó không rời đi ngay.
Tỷ lệ duy trì nhân viên của một công ty đo lường tỷ lệ nhân viên ở lại với tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Dưới đây là một công thức được sử dụng để tính tỷ lệ duy trì nhân viên: (tổng số nhân viên – tổng số nhân viên nghỉ việc)/ tổng số nhân viên)x100
Hầu hết các công ty tính toán tỷ lệ duy trì hàng năm, nhưng bạn có thể đo lường tỷ lệ trong các khoảng thời gian nhỏ để có được kết quả nhanh hơn. Tỷ lệ duy trì càng cao thì càng tốt. Nếu đó là 80%, điều đó có nghĩa là chỉ có 20% nhân viên rời khỏi doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy nhớ rằng tỷ lệ duy trì sẽ thay đổi từ ngành này sang ngành tiếp theo
Bài học rút ra: Duy trì nhân viên là quá trình giữ chân nhân viên của bạn. Tỷ lệ duy trì nhân viên được đo bằng phần trăm nhân viên ở lại với tổ chức của bạn.
BỐN CÁCH DUY TRÌ NHÂN VIÊN
Việc duy trì nhân viên là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ. Việc thay nhân viên sẽ tốn rất nhiều chi phí và thời gian cũng như năng suất của nhân viên khác khi các nhân viên rời công ty và các vị trí để trống.
Rhiannon Staples, giám đốc tiếp thị tại Hibob, nói với Business News Daily: “Chi phí tuyển dụng nhân sự rất cao, ngoại trừ chi phí cơ hội khi một vị trí quan trọng vẫn mở tuyển. Điều đó chứng tỏ nhóm đó không làm việc tối ưu.”
Có một số chiến lược hiệu quả miễn phí hoặc không tốn quá nhiều chi phí để duy trì nhân viên. Dưới đây là bốn cách để duy trì nhân viên:
Duy trì sự gắn kết của nhân viên.
Một trong những điều tồi tệ ảnh hưởng tinh thần và năng suất của nhân viên là sự nhàm chán. Nếu nhân viên có một công việc nhưng không có sự hứng thú, họ sẽ trở nên bất mãn và khả năng cao là sẽ rời khỏi công ty.
Traci Fiatte, Giám đốc điều hành của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tại Randstad US cho biết: “Yếu tố chính của việc duy trì nhân viên là phải đảm bảo tính gắn bó cao ngày qua ngày giữa các nhân viên. Nhiều tổ chức có các cuộc khảo sát nhân viên hàng tuần, hai tuần một lần hoặc hàng tháng để nhanh chóng đánh giá cảm nhận của nhân viên.”
Những bảng câu hỏi này cần ngắn gọn. Điểm chính là phát hiện vấn đề bất thường và giải đáp kịp thời trước khi mâu thuẫn xảy ra.
Tạo cơ hội cho nhân viên phát triển.
Để duy trì nhân viên trong thời gian dài, các công ty cần tạo điều kiện cho nhân viên phát triển. Nhà tuyển dụng cũng cần đảm bảo quảng bá những cơ hội này. Staples chia sẻ: “Điều quan trọng là nhân viên phải hiểu hướng phát triển, thậm chí là ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.”
Làm cho nhân viên cảm thấy họ có giá trị với doanh nghiệp.
Một công ty tạo mọi điều kiện vì tất cả các nhân viên chứ không chỉ những người trong nhân sự cấp cao. Cho nhân viên thấy họ quan trọng với doanh nghiệp. Điều đó sẽ thúc đẩy tinh thần và cho họ lý do để tiếp tục ở lại với doanh nghiệp.
Fiatte nói: “Bạn phải đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức, bất kể là họ thuộc bộ ban ngành nào, hiểu được công việc của họ quan trọng như thế nào đối với tổng thể.”
Fiatte nói: “Nếu nhân viên biết doanh nghiệp không thể vận hành nếu không có họ, họ sẽ cảm thấy phấn chấn hơn khi đến công ty làm việc. Đó là về khía cạnh kết nối công việc của người đó với giá trị mà nó mang lại cho tổ chức.”
Còn có một cách khác vừa dễ vừa không tốn chi phí, mà còn giúp nhân viên cảm thấy có giá trị là nói lời cảm ơn. Nghe có vẻ đơn giản, nó không được đưa ra ở nhiều công ty. Fiatte bày tỏ rằng: “Đối với tôi, đó là sự thiếu sót. Lời cảm ơn là không bao giờ đủ so với công sức của các nhân viên bỏ ra.”
Cung cấp nhiều lợi ích nhằm nâng cao lối sống.
Moses Balian, giám đốc tư vấn nhân sự tại Justworks cho biết: “Cung cấp “lợi ích nâng cao lối sống” có thể là một cách hiệu quả để tuyển dụng và duy trì nhân viên.”
Balian nói: “Có rất nhiều lợi ích bên ngoài ngày càng phổ biến như: “Thể dục, sức khỏe tinh thần và thực phẩm bổ sung” là những yếu tố quan trọng để nâng cao lối sống.
Balian cho biết việc cung cấp cho nhân viên quyền sử dụng phòng tập thể dục, các lớp thể dục trực tuyến, ứng dụng sức khỏe tinh thần, chương trình hỗ trợ nhân viên và lịch trình làm việc linh hoạt. Điều đó có thể giúp ích rất nhiều trong việc duy trì độ hài lòng và trung thành của nhân viên.
Bài học rút ra: Một số cách để cải thiện khả năng duy trì nhân viên bao gồm tăng cường việc gắn kết, bày tỏ lòng biết ơn, cung cấp cơ hội phát triển và các lợi ích liên quan đến sức khỏe
Duy trì nhân viên và lượng nhân viên nghỉ việc
Tỷ lệ duy trì nhân viên là tỷ lệ phần trăm nhân viên ở lại với một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định và tỷ lệ thay đổi nhân viên là tỷ lệ phần trăm rời đi trong thời gian đó. Dưới đây là công thức tính tỷ lệ nhân viên nghỉ việc hàng năm: (tỷ lệ nhân sự rời đi/tỷ lệ nhân sự trung bình)x100
Tỷ lệ rời đi càng thấp thì càng tốt. Nếu một công ty có tỷ lệ nhân sự rời đi 20%, điều đó có nghĩa là 80% nhân viên đang gắn bó với công ty. (Điều đó cũng có nghĩa là tỷ lệ duy trì nhân viên là 80%.)
Có hai kiểu nhân viên nghỉ việc:
- Nghỉ việc tự nguyện xảy ra khi nhân viên chọn rời khỏi công ty. Có thể là vì một loạt các lý do, bao gồm cả sự kiệt sức.
- Nghỉ việc không tự nguyện xảy ra khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên. Có thể là do sa thải, các vấn đề về hiệu suất làm việc hoặc cách hành xử tại nơi làm việc.
Bài học rút ra: Duy trì nhân viên dựa vào tỷ lệ người lao động ở lại với công ty của bạn. Lượng nhân viên nghỉ việc dựa vào tỷ lệ mà nhân viên rời đi. Phân tích cả hai biện pháp cùng nhau, từ đó bạn sẽ thấy rõ nét bức tranh doanh nghiệp và những gì đang xảy ra với lực lượng lao động của bạn.
Lý do nhân viên rời đi
Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, tính đến tháng 1/2020, số năm trung bình của người lao động làm công ăn lương và làm công ăn lương ở lại với một công ty là 4,1. So với mức 4,2 tính trong tháng 1/2018 thì có xu hướng giảm nhẹ. Dưới đây là một số lý do chính khiến nhân viên nghỉ việc:
- Họ muốn được trả lương cao hơn.
- Công việc không thách thức.
- Không có lộ trình phát triển rõ ràng.
- Không được nhận bảo hiểm y tế và tài khoản tiết kiệm hưu trí.
- Họ cảm thấy bản thân không có giá trị.
- Linh hoạt về thời gian không phải là một lựa chọn.
- Họ có vấn đề với quản lý.
- Họ kiệt sức vì làm việc quá sức và / hoặc căng thẳng.
- Họ không được công nhận sau khi hoàn thành tốt công việc.
- Không có định hướng rõ ràng từ ban quản lý.
- Họ không phù hợp với văn hóa chung của công ty.
Bài học rút ra: Một số lý do khiến nhân viên rời đi bao gồm kiệt sức, thiếu cơ hội phát triển, mong muốn lương thưởng cao hơn và không hài lòng với quản lý.
Lý do nhân viên ở lại
Nhân viên nhanh chóng thay đổi công việc khi họ không cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có nhiều thử thách trong công việc, nhưng họ vẫn trung thành khi họ được đối xử đúng mực. Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến nhân viên vẫn ở lại với một công ty:
- Mức lương cạnh tranh
- Mức độ gắn kết cao
- Lịch trình làm việc linh hoạt
- Một lộ trình rõ ràng để thăng tiến trong tổ chức
- Được học tập và phát triển
- Được hưởng lợi ích
- Quản lý hỗ trợ và đồng cảm với nhân viên
- Tôn trọng và biết ơn
- Công ty có văn hoá chung phù hợp với các nhân viên
- Được đóng góp cho sứ mệnh của công ty
Bài học rút ra: Nhân viên ở lại với một công ty khi họ nhận được mức lương cạnh tranh và phúc lợi hấp dẫn, có cơ hội phát triển, được tôn trọng và đánh giá cao, đồng thời được đóng góp cho văn hóa và sứ mệnh của công ty.
Cách để theo dõi việc duy trì nhân viên
Bạn có kế hoạch duy trì tốt nhưng nếu nó không tạo ra hiệu quả với nhân viên, vì thế sẽ rất lãng phí thời gian. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải theo dõi kế hoạch của bạn thường xuyên để đảm bảo kế hoạch vẫn đi đúng hướng. Fiatte đề nghị các doanh nghiệp nên theo dõi lượng nhân viên hàng tháng.
Fiatte nói rằng:”Bằng cách đó, bạn bắt đầu thấy các xu hướng và có thể lập kế hoạch để khắc phục tình trạng nhân viên nghỉ việc.”
Đừng bỏ qua các cuộc phỏng vấn thôi việc khi theo dõi việc giữ chân nhân viên. Các cuộc phỏng vấn thôi việc cung cấp thông tin chi tiết hữu ích có thể giúp bạn giảm tỷ lệ nghỉ việc. Staples cho biết bạn cần xem xét cuộc phỏng vấn thôi việc hàng năm để đảm bảo rằng bạn đang hỏi những nhân viên sắp nghỉ việc những câu hỏi phù hợp.
Ví dụ: vào năm 2019, bạn có thể đã hỏi nhân viên về quyền lợi đi lại, nhưng vào năm 2020, việc tiếp cận với nhiều lợi ích liên quan đến cải thiện sức khỏe có thể quan trọng hơn đối với nhân viên. Balian nói: “Bạn nên hỏi họ tại sao họ lại rời đi, liệu họ có mong muốn sử dụng các lợi ích bên ngoài và bảo hiểm y tế hay không.”
Các câu hỏi cũng có thể tập trung vào việc quản lý và văn hóa của doanh nghiệp. Balian nói: “Điều quan trọng là phải ngồi xuống và suy nghĩ về những câu hỏi phỏng vấn thôi việc.”
Bài học rút ra: Một số công cụ để theo dõi tỷ lệ duy trì nhân viên bao gồm tính toán tỷ lệ nhân viên nghỉ việc hàng tháng, sử dụng thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn thôi việc và xem xét cẩn thận.
Lược dịch từ https://www.businessnewsdaily.com/15878-employee-retention-rate.html – Bởi Tú Trinh
Liên hệ với Văn phòng đại diện SSBM ngay để được tư vấn chương trình Global MBA:
116 – 118 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM
0866 180 168 – 0888 68 1160
#SSBM, #SSBMVietnam, #leadership #MBA #GlobalMBA #học_MBA #Quản_Trị_Kinh_Doanh #QTKD #BusinessManagement