BÍ QUYẾT CẢI THIỆN KỸ NĂNG NGHE CHỦ ĐỘNG CỦA BẠN
Để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời, bạn phải là một người biết lắng nghe. Theo Richard Branson, điều này rất quan trọng vì “không ai học được gì khi chỉ nghe chính bản thân nói.”
Vì lắng nghe chủ động là kỹ năng giao tiếp cốt lõi nên nó cũng rất cần thiết cho kỹ năng lãnh đạo hiệu quả. Lắng nghe tích cực có thể tạo ra sự khác biệt trong mối quan hệ của bạn với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, và người khác.
Trong bài viết này, tôi sẽ phân tích chính xác ý nghĩa của việc chủ động lắng nghe và cách bạn có thể thực hành kỹ năng này ở nơi làm việc, ở nhà, với bạn bè – ở bất kỳ nơi nào!
Nguồn gốc của lắng nghe chủ động
Carl Rogers và Richard Farson đã định nghĩa thuật ngữ “lắng nghe chủ động” vào năm 1957 trong một bài báo cùng tên.
Rogers và Farson đã viết: “Lắng nghe chủ động rất quan trọng trong việc thay đổi con người. Mặc dù chúng ta thường nghe lắng nghe là một cách tiếp cận thụ động, nhưng theo y học lâm sàng và các nghiên cứu cho thấy lắng nghe thấu cảm là nhân tố để thay đổi tính cách cá nhân và phát triển nhóm.”
Lắng nghe làm thay đổi thái độ của mọi người với bản thân và những người khác, cũng như thay đổi các giá trị cơ bản và triết lý cá nhân. Những người lắng nghe chủ động sẽ trở nên trưởng thành hơn về mặt cảm xúc, cởi mở hơn, ít phòng thủ, ít thiên vị và ít độc đoán hơn.
Những khó khăn khi lắng nghe chủ động
Để trở thành một người lắng nghe tốt, bạn cần hiểu những khía cạnh liên quan đến giao tiếp hiệu quả và phát triển các kỹ thuật. Điều đó giúp bạn gạt những nhu cầu của bản thân sang một bên và tập trung vào nhu cầu của người khác. Điều này có thể khó khăn vì mỗi người có một cách nghĩ khác nhau.
Bộ não của chúng ta tự nhiên thường bị phân tâm với bất kỳ thông tin hoặc ý tưởng mới. Khi bạn đang nói chuyện với ai đó, bộ não của bạn ngay lập tức chú ý đến những câu phát ra, giọng điệu của họ và cách họ nói chuyện. Nhưng mọi việc bắt đầu phức tạp từ đây. Thay vì nghe thấy một giọng nói, bạn sẽ nghe thấy hai giọng nói. Giọng nói đầu tiên là đến từ người khác, còn giọng nói thứ hai là đến từ trong đầu của bạn. Nếu chúng ta không chú ý, chúng ta sẽ lắng nghe giọng nói phát ra từ bên trong, thay vì người khác.
Ngồi trò chuyện không phải lúc nào cũng dễ. Chúng ta nên cố gắng không chỉ để nghe mọi người nói, mà còn chú ý và nhận thức được bất cứ điều gì quan trọng trong khi tham gia vào một cuộc thảo luận tích cực. Nhờ thế, chúng ta luôn nhận thức được hướng tập trung của bản thân, nhưng điều này sẽ khó nếu có sự tác động từ bên ngoài khiến chúng ta bị xao nhãng!
Các kiểu lắng nghe
Bạn đã nghe tôi đề cập nhiều lần đến việc nghe thấy, lắng nghe và nghe chủ động. Vậy sự khác biệt thực sự giữa chúng là gì?
Hãy chia nhỏ ba loại lắng nghe này và tìm hiểu lắng nghe tích cực có thể khiến bạn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả như thế nào nhé.
Nghe thấy
Chúng ta cũng có thể xem loại lắng nghe này như là “nghe loáng thoáng.” Và chúng ta hay làm điều này như một thói quen. Đó là một trong những thói quen tệ nhất bởi vì bạn không thực sự lắng nghe những gì mọi người của bạn nói. Bạn có thể đang nhìn vào người đó và giả vờ lắng nghe, hoặc thỉnh thoảng gật đầu đồng ý – nhưng trong nội tâm bạn đang nghĩ về chuyện của bản thân. Một ví dụ khác là lắng nghe một nửa trong khi ai đó đang nói và ngụy biện rằng bạn đang bận kiểm tra điện thoại của mình.
Tôi cảm thấy có lỗi vì tôi thường kiểm tra điện thoại của mình vài phút một lần trong các cuộc trò chuyện và nghĩ rằng bản thân sẽ bỏ lỡ tin nhắn quan trọng. Sự thật là tôi đã bỏ lỡ lời người khác đang nói ngay trước mắt. Qua đó, những suy nghĩ và mối bận tâm của bạn dường như quan trọng hơn bất cứ điều gì khác, điều này sẽ khiến mọi người của bạn cảm thấy không được lắng nghe hoặc không được tôn trọng.
Lắng nghe
Khi cải thiện được thói quen chỉ nghe loáng thoáng, chúng ta sẽ học được cách lắng nghe người khác. Khi bạn không nghĩ về những thứ khác như nhìn vào điện thoại hoặc kiểm tra thông báo trên mạng xã hội trong khi ai đó đang nói chuyện với bạn. Bạn có thể nghe những gì họ nói, nhưng bạn chưa bao giờ hoàn tập trung vào điều họ truyền đạt.
Tôi thích nghe những ý tưởng mới. Nhưng điều nan giải là ngay khi tôi nghe thấy lời người khác nói, tôi bắt đầu xử lý thông tin và dần mất tập trung.
Điều này sẽ khiến mọi người cảm thấy được lắng nghe nhưng không bao giờ được hiểu. Vì vốn dĩ không có sự tương tác về mặt cảm xúc đằng sau những lời nói ấy.
Lắng nghe chủ động
Lắng nghe chủ động là chìa khóa để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn trong thời đại kỹ thuật số này. Các nhà lãnh đạo cần sự đồng cảm, nhận thức về cảm xúc và suy nghĩ của người khác khi thảo luận các chủ đề cùng với họ.
Bạn chú ý không chỉ lời nói, mà còn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp phi ngôn ngữ của họ khi đề cập một số chủ đề. Phát triển khả năng lãnh đạo của bạn trong thời đại công nghệ là rất cần thiết. Các nhà lãnh đạo giỏi không chỉ lắng nghe kỹ; họ dành thời gian làm bất cứ điều gì khác (như làm việc) để lắng nghe mọi thứ xung quanh mà không bị gián đoạn.
Làm thế nào để lắng nghe tích cực?
Lắng nghe tích cực là một kỹ năng quan trọng! Việc chủ động lắng nghe với mục tiêu (để mọi người cảm thấy được hiểu) sẽ mất một khoảng thời gian. Nhưng không có việc gì là không thể, chỉ cần có công mài sắt, có ngày nên kim. Để trở thành người lắng nghe và là nhà lãnh đạo tốt, dưới đây là 4 kỹ thuật lắng nghe chủ động mà bạn có thể sử dụng:
- Sự quan tâm – Điều quan trọng là phải toàn tâm toàn ý và ghi nhận những gì người khác nói. Trong cuộc trò chuyện hãy nhìn vào nét mặt, ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp bằng mắt.
- Không phán xét – Là một nhà lãnh đạo kiêm người lắng nghe chủ động, hãy cởi mở với những ý tưởng mới. Tránh làm gián đoạn người nói bằng cách tranh luận hoặc cố gắng ép buộc quan điểm của bạn. Hãy để người khác kết thúc điều họ mong muốn nói trước khi đặt câu hỏi.
- Suy ngẫm về những điều người khác nói– Khi bạn là người lắng nghe, niềm tin cá nhân của bạn có thể ảnh hưởng đến những gì bạn nghe thấy. Đừng đưa ra giả định, mà hãy phản ánh những điều người khác nói bằng cách diễn giải và đặt câu hỏi làm rõ. Ví dụ: “Ý củ bạn là…” hoặc “Điều bạn mong muốn nói là gì?”
- Hãy thành thực trong câu trả lời của bạn. Lắng nghe người nói với một tinh thần cởi mở, không đưa ra quan điểm đúng hay sai cho đến khi bạn hiểu những gì họ nói. Hãy thẳng thắn trả lời mà không thiên vị cho cả hai bên của cuộc thảo luận. Tập trung vào vấn đề thay vì thảo luận với hai người có quan điểm khác nhau.
Nhà lãnh đạo cần quan tâm đến kỹ năng lắng nghe chủ động
Lắng nghe chủ động có thể là một thách thức, nhưng nó xứng đáng để chúng ta nỗ lực. Do đó, nếu có sự quyết tâm và tập trung, chúng ta sẽ thực sự hiểu những gì người khác đang truyền tải.
Lắng nghe chủ động là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng. Nếu lắng nghe chủ động có vẻ như quá sức, đừng lo lắng! Hãy cứ luyện tập thì bạn sẽ nhanh chóng thành thạo kỹ năng này theo thời gian.
Lược dịch từ https://relax.ph/blog/active-listening/ – Bởi Tú Trinh
Liên hệ với Văn phòng đại diện SSBM ngay để được tư vấn chương trình Global MBA:
116 – 118 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM
0866 180 168 – 0888 68 1160
#SSBM, #SSBMVietnam, #leadership #MBA #GlobalMBA #học_MBA #Quản_Trị_Kinh_Doanh #QTKD #BusinessManagement