BÁO CÁO TÀI CHÍNH: ĐIỀU CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
Việc hiểu rõ tình trạng tài chính sẽ là chìa khóa dẫn đường doanh nghiệp tiến đến thành công. Một công cụ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp và là giải pháp để đánh giá tình trạng tài chính đó là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính có thể cho biết liệu doanh nghiệp của bạn sẽ mang về lợi nhuận hay đối diện với các vấn đề tài chính. Chúng ta hãy tìm hiểu các điều cần biết cũng như cách thức sử dụng báo cáo tài chính nhé.
Thế nào là báo cáo tài chính?
Báo cáo tài chính là báo cáo diễn giải các hoạt động tài chính và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Có ba báo cáo tài chính cơ bản:
– Báo cáo tài chính
– Báo cáo kết quả kinh doanh (các báo cáo lãi hoặc lỗ)
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp còn sử dụng các loại báo cáo như báo cáo lợi nhuận giữ lại (nhưng tần suất sử dụng khá ít).
Tầm quan trọng của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính rất quan trọng vì chúng cho các bên liên quan (ví dụ như cổ đông, chủ nợ, người quản lý) hiểu rõ tổng quan hoạt động và tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn vốn cho doanh nghiệp của mình, bên cho vay sẽ nhìn vào báo cáo tài chính để xác định xem bạn có khả năng đáp ứng chi trả khoản vay hay không. Các công ty trách nhiệm hữu hạn cũng được yêu cầu công khai báo cáo tài chính trong báo cáo thường niên.
Điển hình là báo cáo tài chính cung cấp thông tin về doanh nghiệp như sau:
- Nguồn lợi kinh tế và nghĩa vụ tài chính
- Khả năng sinh lợi
- Dòng tiền tiềm năng
- Tình trạng quản lý
- Chính sách kế toán
Quan trọng hơn hết là báo cáo tài chính giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh cũng như giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định khôn ngoan hơn. Các công cụ đơn giản hóa việc xuất báo cáo tài chính là phần mềm kế toán.
Cách thức chuẩn bị báo cáo tài chính
Vì báo cáo tài chính hiển thị nguồn thông tin tài chính cơ bản nên bạn cần ứng dụng các nguyên tắc kế toán cơ bản để đảm bảo tính chính xác và nhất quán. Bạn có thể chuẩn bị báo cáo tài chính dựa theo ba nguyên tắc sau.
1. Ghi nhận các số liệu thực
Các báo cáo kê khai chi phí gốc hoặc trước đây có thể giúp bạn chuẩn bị báo cáo tài chính. Điển hình là bạn ghi nhận giá cả và tài sản thu mua ở mức giá gốc trong từng thời điểm khác nhau.
2. Quy ước kế toán
Sử dụng quy ước kế toán giúp báo cáo tài chính của bạn nhất quán và thiết thực hơn. Ví dụ như nguyên tắc nhất quán đòi hỏi các kế toán viên ứng dụng nhất quán các tiêu chuẩn theo từng năm.
3. Đánh giá chủ quan
Báo cáo tài chính dựa vào đánh giá và ước tính để tránh thổi phồng số tài sản và nợ phải thu.
Đến đây, bạn đã hiểu khái niệm về báo cáo tài chính nên chúng ta sẽ nhìn vào các báo cáo khác để hình thành báo cáo tài chính nhé.
3 loại báo cáo tài chính
Trong báo cáo tài chính, có nhiều công cụ giúp các chủ doanh nghiệp có thể quản lý và thực hiện báo cáo tài chính, nhưng thông thường, chủ doanh nghiệp chỉ sử dụng ba công cụ sau:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán (hoặc báo cáo tình trạng tài chính) là báo cáo tài chính liệt kê tài sản, khoản nợ phải thu và số dư vốn sở hữu của doanh nghiệp, đồng thời cho biết tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong khoảng thời gian cụ thể. Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin cho ba mục: tài sản, nợ phải thu và vốn chủ sở hữu.
Tài sản là nguồn tạo ra doanh thu (hoặc doanh số) và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một tài sản có thể vô hình, ví dụ như xe cộ, hoặc hữu hình như bằng sáng chế hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác
Nợ phải thu là khoản tiền doanh nghiệp nợ các bên khác bao gồm các khoản phải thu (nợ ngắn hạn) và nợ dài hạn.l Khác với tài sản và nợ phải thu, vốn chủ sở hữu liên quan đến giá trị thực của doanh nghiệp, bao gồm cổ phiếu phổ thông, vốn góp bổ sung và lợi nhuận giữ lại. Vốn chủ sở hữu cũng được biết đến như vốn cổ đông, vốn của chủ sở hữu, hoặc giá trị tài sản ròng.
Công thức cho bảng cân đối kế toán gồm ba thành phần. Chúng ta lấy tài sản trừ đi nợ phải thu sẽ tìm được vốn chủ sở hữu. Công thức: Tài sản – nợ phải thu = vốn chủ sở hữu
Hệ thống kế toán kép yêu cầu hệ thống kế toán duy trì số dư như bản kê khai giao dịch. Tài khoản trong bảng cân đối kế toán dựa vào vốn lưu động và các tỷ lệ quan trọng khác.
Bảng cân đối kế toán kết nối với báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào?
Báo cáo kết quả kinh doanh thông qua bản kê khai thu nhập ròng. Một công ty có thể tạo ra báo cáo kết quả kinh doanh bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí sẽ ra được thu nhập ròng. Công thức như sau: Doanh thu – chi phí = thu nhập ròng (lãi ròng)
Bản kê khai kết quả hoạt động kinh doanh được biết như là các bản kê khai tạm thời vì số dư trong bản kê khai được điều chỉnh về 0 vào mỗi cuối mỗi tháng hoặc cuối năm. Tuy nhiên, bản kê khai cân đối kế toán là cố định. Số dư cuối cùng có thể giữ từ một tháng hoặc hơn.
Vào cuối mỗi tháng, khóa sổ kế toán, và tất cả các lợi nhuận và khoản chi sẽ về 0. Ảnh hưởng thuần của các hoạt động báo cáo kết quả kinh doanh được hiển thị như thu nhập ròng trên bảng cân đối kế toán và tăng số dư vốn chủ sở hữu.
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong một khoản thời gian. Báo cáo này cung cấp các thông tin liên quan đến tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư (ROI), các rủi ro, tính linh hoạt tài chính và năng lực kinh doanh. Công thức của báo cáo kết quả kinh doanh tạo ra một bản báo cáo thu nhập. Hầu hết các doanh nghiệp hình thành báo cáo thu nhập nhiều bước để ghi lại cách một công ty tạo ra thu nhập ròng.
Sự khác biệt của báo cáo thu nhập nhiều bước so với các báo cáo thông thường
Trong báo cáo thu nhập nhiều bước, trước tiên bạn phải tìm tổng lợi nhuận, sau đó là thu nhập hoạt động trong một khoảng thời gian.
Giả sử bạn là chủ xí nghiệp thiết kế nội thất nhỏ, và bạn tạo ra báo cáo thu nhập nhiều bước cho tháng năm. Hầu hết các hoạt động doanh nghiệp vận hành nhờ tổng doanh thu.
Nguyên liệu, nhân lực, và chi phí chung được đính trên bản kê khai giá vốn bán hàng. Trong tháng năm, doanh thu bán hàng nội thất là 1.200.000 đô-la, giá vốn bán hàng (giá nguyên liệu và nhân công) là 900.000 đô-la. Lợi nhuận bạn nhận được là 300.000 đô-la.
Nhưng cũng có những chi phí phát sinh cho các mục như chi phí quảng cáo, hoa hồng bán hàng, và chi phí thuê văn phòng tại nhà để hoạt động trong tháng năm. Giả sử tổng các chi phí đó là 170.000 đô-la cho 1 tháng. Bạn có thể lấy 300.000 đô-la lợi nhuận trừ đi 170.000 đô-la thì sẽ 130.000 đô-la thu nhập hoạt động trong tháng năm.
Thu nhập hoạt động và thu nhập từ những hoạt động khác
Bạn có thể tạo ra lợi nhuận hoạt động từ các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Trong tháng năm, doanh số bán hàng nội thất trong thu nhập hoạt động là 130.000 đô-la. Doanh nghiệp của bạn cũng kiếm được thu nhập từ các hoạt động khác, bao gồm 2.000 đô-la từ thu nhập lãi và 4.000 đô-la từ bán các thiết bị. Do đó, tổng lợi nhuận ròng trong tháng năm hiện tại là 136.000 đô-la.
Doanh nghiệp của bạn phải tạo ra nhiều thu nhập ròng từ việc điều hành hoạt động kinh doanh vì thu nhập hoạt động là bền vững. Còn thu nhập từ những hoạt động khác sẽ thay đổi và không thể ước tính. Không có doanh nghiệp nào dựa vào chi phí này để tạo ra lợi nhuận hàng năm.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hay báo cáo thay đổi tình trạng tài chính) là báo cáo nguồn tiền ra và vào của doanh nghiệp. Dòng tiền doanh nghiệp chia thành ba loại.
- Các hoạt động kinh doanh thể hiện tài nguyên và dòng tiền sử dụng vào các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Các hoạt động kinh doanh bao gồm dòng tiền từ việc bán hàng tiêu dùng và hàng tồn khi. Doanh nghiệp cần đưa ra hầu hết dòng tiền vào từ các hoạt động kinh doanh hàng ngày mà doanh nghiệp có thể duy trì qua nhiều tháng hoặc nhiều tháng.
- Hoạt động đầu tư đề cập đến hoạt động tiền mặt liên quan đến mua bán tài sản như máy móc, thiết bị và phương tiện đi lại.
- Hoạt động tài chính diễn ra khi một công ty kiếm được tiền từ việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Hạng mục tài chính cũng bao gồm các khoản hoàn trả bằng tiền mặt cho các nhà đầu tư.
Hầu hết các hoạt động tiền mặt trong một doanh nghiệp diễn ra trong phạm vi hoạt động. Khi kế toán viên lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trước tiên họ phải xác định các giao dịch đầu tư và tài chính. Tất cả các hoạt động tiền mặt còn lại đều nằm trong danh mục hoạt động.
Cách báo cáo tiền tệ kết nối bảng cân đối kế toán
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bổ sung tất cả các luồng tiền vào và ra để tìm thay đổi ròng của tiền mặt trong một thời điểm. Số dư cuối cùng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải bằng số dư cuối trong bảng cân đối kế toán.
Hãy tạo báo cáo tài chính chính xác. Cuối cùng, cách tốt nhất để tăng độ chính xác và độ tin cậy cho báo cáo tài chính của bạn là tự động hóa quy trình nếu có thể. Ví dụ, sử dụng phần mềm kế toán, tận dụng công nghệ để xử lý tất cả các số liệu.
Nhờ thế, chúng ta không cần thức khuya sàng lọc núi biên lai để tính toán số liệu. Thay vào đó, hãy chọn và tuân thủ các quy ước kế toán. Có thể bạn sẽ vô cùng bực bội khi cố gắng so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại với những năm trước và bị rối trong các phương pháp phân loại hoặc phương pháp kế toán khác nhau.
Mặc khác, có rất nhiều cách khiến báo cáo tài chính của bạn không chính xác và hiệu quả. Chúng ta sẽ đào sâu vào các vấn đề đó trong phần tiếp theo.
4 sai lầm phổ biến trong báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là một phần quan trọng trong hệ thống kế toán tài chính. Việc mắc một trong những sai lầm phổ biến này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của báo cáo tài chính cũng như các quyết định kinh doanh của bạn.
1. Bạn không so sánh các dữ liệu.
Bao gồm số tiền của năm trước, tháng trước hoặc tổng số tiền trong ngân sách giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xem xét liệu số tiền thực tế có đáp ứng kỳ vọng hay không.
2. Bạn không phản ánh tình hình tài chính thực.
Báo cáo tài chính phải luôn phản ánh tình trạng tài chính thực của một doanh nghiệp. Hãy suy xét đến việc nếu báo cáo tài chính của bạn được bên thứ ba soát xét và tìm thấy những điểm không chính xác.
3. Bạn không sửa đổi các thủ tục để giảm sự khác biệt.
Nếu bạn xác định có sai sót hoặc chênh lệch trong báo cáo tài chính của mình, hãy dành thời gian để sửa đổi các thủ tục kế toán của bạn.
4. Bạn không kiểm toán báo cáo tài chính của mình.
Báo cáo tài chính có độ chính xác cao sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta. Đừng tạo báo cáo tài chính chỉ vì bản thân mong muốn có. Mục đích của việc đọc bản báo cáo là để giải quyết các sai lệch và hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
3 dấu hiệu cảnh báo cần tìm (và sửa!) trong báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính giúp đánh giá và đưa ra một vài dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Học cách phát hiện sớm những dấu hiệu này để bạn có thể đưa ra các quyết định tài chính khôn ngoan hơn cho doanh nghiệp của mình.
1. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng
Điều này cho thấy rằng công ty đang sở hữu nhiều nợ hơn khả năng thanh toán số nợ ấy. Sẽ là điều đáng e ngại nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trên 100%.
2. Doanh thu liên tục có xu hướng giảm
Nếu một công ty có doanh thu giảm liên tục trong những năm qua thì đó không phải là một khoản đầu tư tốt. Các biện pháp cắt giảm chi phí là có thể bù đắp cho sự suy thoái.
3. Các khoản chi phí lớn “khác” trên bảng cân đối kế toán của bạn
Báo cáo thu nhập luôn xuất hiện các khoản chi phí nhỏ “khác”. Nếu một mục“khác” có chỉ số cao, hãy tìm hiểu xem mục ấy là gì và liệu nó có tiếp tục tái diễn như thế hay không.
Tạo báo cáo tài chính cho doanh nghiệp của bạn
Nếu làm được điều này thì bạn đã sẵn sàng thực hiện bước tiếp theo, đồng thời kết hợp các báo cáo tài chính vào trình tự và quy trình làm việc của mình. Những báo cáo này không chỉ giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình tốt hơn mà còn nêu bật những khía cạnh cần cải thiện và tiềm năng phát triển.
Lược dịch từ https://quickbooks.intuit.com/r/bookkeeping/what-business-owners-should-know-about-financial-statements/– Bởi Tú Trinh
Liên hệ với Văn phòng đại diện SSBM ngay để được tư vấn chương trình Global MBA:
116 – 118 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM
0866 180 168 – 0888 68 1160
#SSBM, #SSBMVietnam, #leadership #MBA #GlobalMBA #học_MBA #Quản_Trị_Kinh_Doanh #QTKD #BusinessManagement